7 mẹo trị mụn cóc dứt điểm không tái phát (mụn cơm)

Mụn cóc hay một số nơi gọi là mụn cơm, chúng là một khối u sần sùi trông giống như hoa súp lơ nhỏ, màu trùng với màu da, chủ yếu là do là loại Virus HPV gây ra. Việc trị mụn cóc dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân và các loại mụn cóc các bạn mắc phải để có những các trị mụn phù hợp.
trị mụn cóc dứt điểm
Mụn cóc hay một số nơi gọi là mụn cơm
Mụn rất dễ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh trung bình từ 1-3 tháng và chỉ khi chúng xuất hiện trên da rồi ta mới biết mình bị mụn cóc.
 

Các loại mụn cóc và cách nhận biết

Mụn cóc thông thường

  • Hình dang: khối u sần hình tròn không đau, lành tính như hoa súp lơ, nhô hẳn lên da, trông sần sùi rất mất thẩm mỹ.
  • Vị trí xuất hiện: Chủ yếu ở tay như: ngón tay, lòng bàn tay, khuỷu tay, khớp ngón tay. 
  •  Kích thước và màu sắc: Chúng thường có màu xám với kích thước từ 2-20 mm hoạc hơn nữa. 
Mụn cóc lòng bàn chân

  • Hình dạng: những mảng cứng trong lòng bàn chân, khi đi lại sẽ khá đau và vướng. - - -- Vị trí xuất hiện: Lòng bàn chân hoặc gót chân.
  • Đặc điểm: Không như các loại mụn cóc khác phát triển ra phía ngoài, còn chúng thường mọc ngược vào trong da. 
Mụn cóc sinh dục

  • Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà, chúng có hình dạng như súp lơ mọc ở vùng sinh dục và xuynh quanh hậu môn.
  • Đối tượng: Chủ yếu hay gặp cả ở nam và nữ qua tuổi dậy thì, đặc biệt là gái mại dâm. 
  • Lây qua đường tình dục, truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang. 
Mụn cóc phẳng

  • Hình dạng: Thường nhẵn, phẳng, hơi nhô cao hơn bề mặt da nhìn hoặc sờ kỹ mới thấy, thường mọc chi chít từ 20 cái trở lên.
  • Vị trí: ở mặt và cổ là chủ yếu. 
  • Màu sắc: Nâu nhạt hoặc vàng. 
  • Đối tượng: Chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. 
  •  Lây lan chủ yếu do trẻ em vệ sinh kém, hiếu động, không vệ sinh sạch dao cạo râu… 

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

  • Do virus HPV xâm nhập vào da qua các vết xước, sau đó sinh sôi và phát triển thành mụn cóc.
  • Nguồn bệnh là từ những người bị nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên tỷ lệ mắc nhiều nhất là ở trẻ em do chúng rất nghịch ngợm, hiếu động, hay cắn mút tay, ngã hoặc va chạm trầy xước da … tạo cơ hội dễ dàng cho HPV xâm nhập vào và hình thành mụn cóc. 
  • Đường lây truyền bệnh: Qua tiếp xúc , quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con nếu như trước khi sinh mẹ mắc bệnh. 
  •  Ở những bị ung thư máu, nhiễm HIV /AIDS hay Lymphoma rất dễ bị mụn cóc và một khi bị rồi rất khó khỏi do hệ miễn dịch đã rất yếu. 
  •  Vệ sinh bộ phận sinh dục kém, để bộ phận sinh dục thường xuyên ẩm ướt, phu nữ bị viêm âm đạo, nam giới bao qui đầu dài, viêm âm hộ âm đạo, … 

Cách điều trị mụn cóc 

  • 60-70% mụn cóc sẽ tự khỏi trong vòng 3 tháng mà không để lại dấu vết nhưng lại có những trường hợp mụn cóc rất cứng đầu theo thời gian lại có chiều hướng phát triển nhiều hơn. Do đó điều trị mụn cóc ngay từ khi mới hình thành là điều hết sức cần thiết.
  •  Chúng ta phải nhờ cậy đến bác sỹ chuyên khoa nếu tình trạng mụn cóc nhiều và có chiều hướng không thuyên giảm hoặc nặng hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi làm bệnh nặng thêm. 
  • Với các trường hợp mụn cóc nhẹ dân gian có những mẹo trị mụn cóc rất hay và cho kết quả tốt. Cùng thử áp dụng các mẹo trị mụn cóc sau đây nhé: 
Mẹo 1: Dùng lá tía tô
trị mụn bằng lá tía tô
  • Bạn bóp hoặc nghiền nát lá tía tô rồi đắp lên mụn cóc rồi băng lại. Nên làm buổi tốí rồi để qua đêm. Kiên trì làm liên tục 3-5 ngày mụn cóc sẽ biến mất hoàn toàn không đau đớn nhé.
  • Hoặc bạn có thể dùng cách này: Bé gái 9 lá tía tô, bé trai thì 7 lá tía tô để phơi sương từ đêm đến sáng mai ở ngoài trời nhưng nhớ không để cho ai biết, rồi chà vào chỗ mụn cóc là khỏi. 
Mẹo 2: Dùng chuối tiêu xanh, sung tươi hoặc đu đủ xanh
trị mụn  bằng chuối tiêu xanh
  • Vệ sinh sạch chỗ mụn cóc lau khô rồi tước vỏ chuối xanh ra, dùng mặt trong đó có chứa mủ chuối xát mạnh lên mụn cóc và để cho tới khi xát lần 2 mới rửa sạch (Đối với sung và đu đủ xanh thì ta cắt lấy nhựa thoa trực tiếp lên mụn cóc).
  • Làm ngày 2 lần vào sáng và tối. 
  • Khoảng 3-5 ngày các nốt mụn khô và tự bong ra rồi biến mất không dấu vết. 
Mẹo 3: Dùng tỏi
  • Cách này không dùng cho da nhạy cảm vì tỏi rất nóng và rát.
  • Bạn đập hoặc giã nhuyễn tỏi rồi đắp lên mụn cóc trong 5-10 phút tùy từng người nếu tháy rát quá thi bỏ ra ngay.
  • Nên làm cách này ngày 2 lần. 
Mẹo 4: Dùng những thanh củi to hoặc cây tre
  • Mẹo này thường áp dụng cho vùng nông thôn thôi chứ thành phố nấu bếp gas, bếp điện kiếm quá khó luôn.
  • Cách làm: đốt củi/ cây tre để nấu ăn, khi gần cháy hết bạn sẽ thấy có những bọt trắng xì ra trên thân củi/ tre. Lấy bông thấm và chấm lên chỗ mụn cóc cho tới khi mụn bong ra nhé. 
Mẹo 5: Dùng giấm táo
  • Trong giấm táo chứa axit lactic và axit malic giúp làm mềm và bào mòn mụn cóc.
  • Cách làm: Vệ sinh sạchvùng da chứ mụn cóc, ngâm mụn cóc trong nước ấm 20-30p để chúng mềm ra. Dùng bông thấm vào giấm táo nguyên chất đặt trực tiếp vào nốt mụn cóc rồi băng lại để qua đêm. 
  • Thực hiện hàng ngày sau 7 ngày sẽ hết mụn cóc. 
Mẹo 6:
  • Cách này có vẻ hơi mê tín nhưng cũng có nhiều người làm khỏi đó là: Lấy tiền vàng mã người ta hay vứt xuống đường trong các đám tang, rồi xát vào chỗ mụn cóc, đừng để ai nhìn thấy, sau đó quên đi một thời gian thì nó sẽ biến mất.
Mẹo7: 
  • Tới ngày kinh nguyệt, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, đừng rửa tay bằng xà phòng mà để nguyên tay ướt nắm vào chỗ mụn cóc. Lâu dần nó sẽ tự biến mất.
Với mẹo 6 và 7 tùy người sẽ khỏi nhé đó là mẹo truyền tai không có cơ sở khoa học. Hy vong với 7 mẹo trên sẽ giúp các bạn trị mụn cóc dứt điểm không tái phát .

Đăng nhận xét

Tin liên quan