Nguyên nhân gây mụn và cách trị mụn hiệu quả tại nhà

   Trước kia khi mình bị mụn, mình đã lùng sục khắp các trang web trên google để tìm hiểu về nó. Nhưng hầu như chỉ là những khái niệm hời hợt được dịch ra hoặc sao chép lại lẫn nhau không logic. Cho nên bài biết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn những nguyên nhân gây mụn và cách trị mụn hiệu quả tại nhà để chúng ta tự tìm ra cách phù hợp nhất cho làn da của mỗi người.

1. Mụn là gì?   

  Mụn thực ra chỉ là khối u bất thường, là khuyết điểm nhỏ xuất hiện trên bề mặt da hay nói cách khác mụn là một nang lông bị tắc nghẽn. Mụn thì không tồn tại lâu, nó dễ lên nhưng cũng dễ biến mất. Ở một góc độ khác, mụn chính là ngôn ngữ mà cơ thể bên trong sử dụng để giao tiếp với chúng ta. Vị trí của những nốt mụn sẽ chỉ cho chúng ta biết chúng ta đang bị bất ổn những bộ phận nào bên trong cơ thể của mình.
     Mụn thì không đáng lo ngại bằng hậu quả mà nó để lại như vết thâm, sẹo, lỗ chân lông to và nhiều hệ lụy khác. Cho dù da của chúng ta theo thời gian sẽ tự chữa lành những tổn thương do mụn nhưng vẫn nên xử lý mụn từ sớm và triệt để giảm biến chứng mà chúng để lại.

2. Quá trình hình thành mụn

   Mụn được hình thành do một nang lông bị tắc nghẽn. Nang lông của chúng ta, các bạn hãy hình dung nó giống như một cái hố sâu vậy và có rất nhiều thứ bị kẹt trong cái hố ấy như là bụi bẩn, tế bào chết, cặn kem, vi khuẩn… Tuyến bã nhờn có nhiệm vụ đó là đào thải hết những thứ kia ra khỏi nang lông để chúng không thể đi sâu vào và gây hại cho cơ thể.

Quá trình thành mụn
Quá trình hình thành mụn

   Và cuộc chiến bắt đầu, khi nang lông của chúng ta bị tắc, tuyến bã nhờn sẽ phải tiết nhiều hơn. Nếu tuyến bã nhờn của chúng ta thắng thì những thứ gây hại cho da kia sẽ bị đẩy ra ngoài, nhưng nếu thua thì dầu nhờn sẽ cùng với những thứ bị kẹt tạo thành một cái Nút bịt kín trên nang lông. Và cái nút này chính là mụn.

3. Nguyên nhân gây ra mụn

  Nguyên nhân gây ra mụn liên quan đến hai yếu tố chính: các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. Ance ở bên ngoài cơ thể) và nội tiết tố (hóc môn bên trong cơ thể).
Nguyên nhân gây mụn
Nguyên nhân gây ra mụn

3.1 Nguyên nhân bên ngoài cơ thể
  
Có 5 tác nhân bên ngoài cơ thể khiến cho chúng ta bị mụn, đó là:

3.1.1 Vi khuẩn

- Làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn sẽ bám vào da kết hợp cùng mồ hôi và bã nhờn trên bề mặt tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.acnes phát triển.
- Thói quen sờ tay lên mặt cũng khiến ổ vi khuẩn từ tay di chuyển sang vùng da mặt, cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn.
- Không vệ sinh sạch sẽ chăn gối, mũ nón, khẩu trang, khăn mặt, quần áo, điện thoại di động... là môi trường cho vi khuẩn phát triển và chúng luôn tồn tại thường trực trên da, gặp điều kiện thuận lợi như làn da yếu đi, sẽ tấn công và gây ra mụn.
- Mặc nội y quá dày và chật chội khiến vùng da ẩm thấp nhiễm khuẩn, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hàng ngày làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn

3.1.2 Khí hậu, thời tiết

- Vào mùa hè khí hậu và thời tiết nóng bức khiến tuyến mồ hôi và tuyến nhờn hoạt động quá mức nên dễ gây nên mụn. Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, bong tróc, tế bào chết nhiều lỗ chân lông bị bít tắc nên cũng là nguyên nhân gây mụn.
- Ngươc lại thời tiết mát mẻ dễ chịu, độ ẩm hợp lý thì mụn cũng sẽ ít xuất hiện hơn.

3.1.3 Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể phá hủy cấu trúc tế bào, làm giảm sức đề kháng của làn da, da bị yếu đi và dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Khi da tiếp xúc với ánh nắng sẽ dễ bị mất nước, khô, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn gây mụn.

3.1.4 Lạm dụng mỹ phẩm

- Trang điểm quá dày hoặc quá thường xuyên sẽ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn.
- Hầu như các loại mỹ phẩm trên thị trường đều chứa hóa chất cho nên nếu chúng ta lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ làm da bị bào mòn và yếu đi dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên mụn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da cũng có thể gây ra mụn.
- Nhiều người thiếu hiểu biết vì muốn nhanh hết mụn đã liều sử dụng các loại kem trộn chứa chất corticoid có tác dụng làm trắng, mịn da nhanh chóng nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ làm cho da nổi mụn dày đặc, bị nhiễm độc, kích ứng, hay thậm chí có thể bị viêm, teo da.

3.1.5 Chăm sóc da không đúng cách

- Không tẩy trang, không rửa mặt sạch làm bít tắc lỗ chân lông.
- Chà sát quá mạnh vào da khiến da bị tổn thương dễ bị vi khuẩn tẩn công sinh ra mụn. 
  
3.2 Nguyên nhân bên trong cơ thể 
3.2.1 Do rối loạn hóc môn bên trong cơ thể

- Độ tuổi dậy thì, phụ nữ ở thời kỳ mang thai và sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến lượng hormone sinh dục trong cơ thể tăng mạnh, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm nang lông và gây nên mụn.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: giảm cân, ngừa thai, hỗ trợ sinh lý,... làm thay đổi hóc môn gây nên mụn
- Tâm trạng thất thường kéo dài, áp lực, căng thẳng, buồn bã và mệt mỏi, mất ngủ sẽ kích thích cơ thể tiết ra quá nhiều hormone hơn ản, phụ khoa, các bệnh ảnh hưởng đến hormone sinh dục.

3.2.2 Do yếu tố di truyền

- Đây là yếu tố không thể thay đổi được nhưng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.

3.2.3 Do sự bất ổn của các bộ phận bên trong cơ thể

- Hoat động của dạ dày gặp vấn đề bất ổn khiến ruột và gan không lọc hết chất độc, bị đình trệ sẽ làm cho cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất. Da là bộ phận dễ tiếp xúc với vi khuẩn trong môi trường sẽ bị tấn công đầu tiên, dễ bị các vấn đề như: mụn, nám, sạm,...
- Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố không đào thải ra được qua các cơ quan bài tiết, sẽ gây ra tình trạng mụn nhọt trên da.

4. Các loại mụn thường gặp


Mụn được chia thành hai nhóm chính là mụn không viêm và mụn viêm.

Các loại mụn
Các loại mụn thường 

4.1 Nhóm mụn không viêm

Mụn không viêm gồm các loại mụn chủ yếu sau:

4.1.1 Sợi bã nhờn
 
 Thực chất đây không phải là mụn nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với mụn. Sợi bã nhờn là một thành phần thiết yếu của da và được cấu tạo bởi các tuyến bã nhờn, tập trung chủ yếu ở mũi, cánh mũi, phần da ở trên và dưới hai môi.

Sợi bã nhờn gây mụn
Sợi bã nhờn

4.1.2 Mụn đầu trắng
 
  Mụn đầu trắng là mụn trứng cá ở thể nhẹ và được hình thành khi bụi bẩn, tế bào chết, dầu nhờn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông, mụn đầu trắng là dạng nằm dưới bề mặt lỗ chân lông khép kín không tiếp xúc với không khí hay còn gọi là mụn kín.

mụn trứng cá
Mụn đầu trắng

4.1.3 Mụn đầu đen
 
  Mụn đầu đen là mụn nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục., nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.

Mụn đen
Mụn đầu đen

Cách khắc phục mụn đầu đen và mụn đầu trắng:
- Vệ sinh da sạch và tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
- Xông mặt để lỗ chân lông nở to, lúc này dùng dụng cụ nặn mụn tự lấy mụn ở nhà. Chỉ nên lấy khi nhân mụn đã già.

4.1.4 Mụn thịt

   Mụn thịt còn được biết đến với cái tên u tuyến mồ hôi (siringoma) thường xuất hiện vùng quanh mắt không gây đau nhức, viêm. Một số trường hợp, mụn còn có xu hướng lan ra vùng trán, hay mọc tại vùng cổ, ngực và lưng.


   Đặc điểm nhận dạng loại mụn này là chúng có màu trắng, ban đầu khá nhỏ, sau to dần lên và dày cộm.
   Nguyên nhân gây ra mụn thịt là do da mất nước dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa dưới da. Khi da không được cung cấp đủ nước, lỗ chân lông tắc nghẽn, tích tụ các chất cặn bã, không thải được độc tố ra ngoài, tạo thành những nốt mụn.

Cách khăc phục:
- Bổ sung nước, độ ẩm cho da và có ăn uông hợp lý.
- Sử dụng các phương pháp như xông hơi da mặt, dùng các loại mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn thịt hiệu quả.

4.1.5 Mụn cơm (mụn cóc)
 
  Mụn cơm hay còn gọi là mụn cóc là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp do virus HPV-papilloma gây ra. Mụn cơm mọc ở tay, chân, hay cũng có thể quanh mặt, quanh mắt hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
   Mụn cơm không gây đau nhức, viêm nhiễm, phổ biến ở những người từ 10 – 20 tuổi và tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị.

mụn cóc
Mụn cơm (mụn cóc)

Cách khắc phục:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào mụn cơm để tránh làm lây lan.
- Dùng dung dịch acid salicylic không kê đơn để thoa trực tiếp lên mụn cơm.
Nếu mụn cơm không cải thiện tốt sau vài tuần điều trị thì hãy đến bác sỹ da liễu để thăm khám.

4.1.6 Mụn ẩn
 
   Mụn ẩn có nhân nằm sâu và chặt trong nang lông, thường có kích thước nhỏ, mọc theo từng cụm, không sờ và nhìn thấy nhân khi chạm vào.Tuy nó không gây sưng, đau hay viêm nhiễm nhưng làm cho da mặt sần sùi, kém sắc và sẽ trở nên nặng hơn nếu không có cách điều trị kịp thời.

cách trị Mụn ẩn
Mụn ẩn

Cách khắc phục:
- Xông hơi da mặt tuần 2 lần kết hợp tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ hàng ngày, đắp mặt nạ thiên tuần 2-3 lần để nhân mụn dần trồi lên bề mặt.
- Đến spa, phòng khám chuyên khoa để lấy nhân mụn ẩn ra là cách nhanh nhất trị mụn ẩn nhưng lại gây đau đớn và tốn kém hơn.

4.1.7 Mụn nội tiết

  Mụn nội tiết là hiện tượng mụn xuất hiện do sự mất cân bằng hormone bên trong cơ thể khiến da nhờn, lỗ chân lông tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên mụn.
    Hình thức biểu hiện của mụn nội tiết rất đa dạng gồm cả mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu trắng … Chúng thường mọc ở vị trí nửa dưới khuôn mặt như má, xung quanh miệng, cằm và hai bên quai hàm. Và thường xuất hiện theo chu kỳ ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt, khi ngưng thuốc tránh thai, thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh…

Mụn nội tiết

   Cách điều trị: Mụn nội tiết cần phải được điều trị bằng biện pháp từ bên trong như: bổ sung bằng đường ăn và uống ví dụ ăn nhiều thực phẩm chứa omega -3, kẽm, betacaroten.. hoặc sử dụng thực phẩm chức năng dạng uống để điều hòa nội tiết tố bên trong cơ thể.

4.2 Nhóm mụn viêm

4.2.1 Mụn trứng cá viêm sưng
 
   Mụn trứng cá viêm sưng đỏ là là kết quả của các loại mụn như mụn đầu đen hay mụn đầu trắng bị Vi khuẩn P.acnes tấn công gây viêm nhiễm sau đó trở thành mụn đỏ, hơi sưng và khi đụng vào có cảm giác đau nhức.

Mụn trứng cá viêm
Mụn trứng cá viêm sưng

Cách khắc phục:
  Vệ sinh da mặt sạch sẽ, kết hợp chấm kem trị mụn dạng gel có tính kháng khuẩn, không sờ tay lên những nốt mụn, đắp các mặt nạ lành tính để tiêu viêm như mặt nạ mướp đắp, mặt nạ trứng gà…

4.2.2 Mụn mủ

  Đây là tình trạng nặng hơn của mụn trứng cá viêm do nhiễm khuẩn nặng khiến mụn sưng to và chứa nhiều mủ trắng bên trong. Tuy nhiên, mụn mủ mới chỉ viêm ở nang lông nên không để lại sẹo thâm sâu như mụn bọc.
Mụn mủ

Cách điều trị: 
 Vệ sinh da mặt sạch hàng ngày, không nặn mụn cho đến khi nào mụn không còn tấy đau, nốt mụn mềm ra tức là mụn đã chín thì có thể lấy mủ ra. Có thể kết hợp sử dụng mặt nạ tự nhiên hoặc kem, serum trị mụn để rút ngắn quá trình viêm nhiễm của mụn.

4.2.3 Mụn bọc – mụn u – mụn trứng cá nang

   Đây là loại mụn nặng nhất trong các loại mụn. Do sự viêm nhiễm không chỉ ở nang lông mà ăn sâu vào dưới da nên thường có kích thước lớn, nhiều mủ, gây đau đớn, nhức nhối và để lại thâm sẹo sâu dưới da.

mụn trứng cá bọc

   Cách điều trị: Khi bị mụn bọc hoặc mụn u nhiều và thường xuyên chúng ta cần đến thăm khám bác sỹ ngay để có biện pháp điều trị từ trong ra ngoài cho thích hợp.
   Nếu chỉ bị 1-2 nốt thì phải đặc biệt vệ sinh da sạch sẽ, và dùng các biện pháp để nhân mụn được đẩy lên nhanh chóng và không bị viêm nhiễm quá nặng như thoa gel trị mụn, uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mụn từ bên trong..

5. Cách điều trị mụn và chăm sóc da mụn

    Xuất phát từ nguyên nhân gây ra mụn là do cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Vậy nên muốn điều trị mụn dứt điểm chúng ta phải chú ý cả chăm sóc bên ngoài và điều trị từ bên trong.

5.1 Trị mụn từ bên trong

  Nhiều người chỉ chăm chăm trị mụn bên ngoài nhưng vô tình không hề quan tâm đến một lý do quan trọng không kém là chăm sóc da từ bên trong, khiến cho tình trạng mụn ngày càng trở nên nặng nề mãi không khỏi.

Trị mụn từ bên trong chúng ta bổ sung băng đường ăn, uống đi vào cơ thể :

- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-2.5 lít nước
- Thiết lập chế độ ăn hợp lý: bổ sung omega 3, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các vitamin nhóm B như mề, gan, cá, thịt mỡ…
- Hạn chế dùng đồ ngọt, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, sữa tươi các loại, chất kích thích.
- Uống các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mụn có các thành phần mát gan, giải độc cơ thể, tiêu viêm, giảm sưng.

5.2 Chăm sóc da mụn bên ngoài

   Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày: tẩy trang, rửa mặt, dùng toner/nước hoa hồng để làm sạch da sâu và cân bằng độ pH trên da.
- Tẩy tế bào chết tuần 1-2 lần để tránh bít tắc lỗ chân lông.
- Dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
- Đắp mặt nạ tuần 2 lần để bổ sung dưỡng chất cho da thêm khỏe mạnh.
- Sử dụng mỹ phẩm:
  Đối với da bị mụn ở nhóm mụn không viêm thì nên dùng kem dưỡng để dưỡng da thêm khỏe mạnh, trắng hồng. Nhưng chú ý nếu da bạn là da hỗn hợp thiên dầu và da dầu thì nên sử dụng kem có thành phần cấp nước, ít dầu và có khả năng diệt khuẩn để bảo vệ giúp da tránh viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
  Đối với da mụn ở nhóm mụn viêm nặng như mụn mủ, mụn bọc hay mụn u nang thì hãy tạm ngưng mỹ phẩm kem dưỡng một thời gian để điều trị tiêu viêm và mủ trước rồi mới phục hồi da sau.
   Trên đây là tất cả những gì bạn cần phải biết về mụn, nếu muốn chúng mãi mãi không ngự trị trên mặt và cơ thể bạn.
Amozi chúc các bạn ngày càng xinh đẹp hơn nhé!

Đăng nhận xét

Tin liên quan